5 thói quen khiến nam giới dễ bị thận yếu
Theo thông tin từ Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) - đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện, thời gian thi công đường hoa Nguyễn Huệ sẽ diễn ra từ 7 giờ 9.1.2025 đến 12 giờ 27.1.2025.Kể từ lần thực hiện đầu tiên vào năm 2004, đường hoa Nguyễn Huệ Tết 2025 đã bước sang tuổi 22. Với chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa", đường hoa năm nay được phân thành 3 phân đoạn "Kết đoàn", "Chuyển mình" và "Phát triển", thể hiện những chặng đường lịch sử của dân tộc Việt Nam.Đại diện đơn vị tổ chức cho biết trong số 12 con giáp, rắn là loài bò sát có máu lạnh và là một loài "đa tính cách" tồn tại đan xen. Nhắc đến rắn, ta thường cảm thấy có chút không an toàn, nhưng ở khía cạnh khác, rắn lại mang đặc tính linh hoạt, giỏi ứng biến hoặc như ngành y sử dụng biểu tượng hình ảnh một con rắn quấn mình quanh một cây gậy và đằng sau biểu tượng này là một truyền thuyết đặc biệt. Vượt qua những thử thách này, đơn vị thiết kế đã chăm chút, sáng tạo nên hình tượng linh vật của năm Ất Tỵ thành một tác phẩm nghệ thuật, nhẹ nhàng, uyển chuyển.Bên cạnh những linh vật ấn tượng, thiết kế đại cảnh có diện tích lớn, chiếm gần như toàn bộ chiều ngang đường hoa thường được sử dụng những năm gần đây đã mang lại hiệu quả tích cực, được khách tham quan yêu thích. Đại cảnh quy mô lớn giúp khách tham quan cảm nhận rõ hơn nghệ thuật chế tác, nghệ thuật tạo hình ở bên ngoài và bên trong đại cảnh.Với sự đa dạng về thiết kế, hình ảnh và nét đặc trưng văn hóa cổ truyền dịp năm mới của mỗi quốc gia được phô diễn đặc sắc, hứa hẹn mang đến cho khách tham quan Đường hoa năm nay nhiều khám phá thú vị, góc "check-in" lưu giữ hình ảnh đặc trưng, chỉ có tại đường hoa Nguyễn Huệ 2025.Phụ nữ mắc bệnh gì nên thận trọng khi phẫu thuật thẩm mỹ?
Đội Trường ĐH RMIT đã có khởi đầu khá tốt tại vòng loại khu vực TP.HCM, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO. Ở trận ra quân gặp đội Trường ĐH Gia Định, đội Trường ĐH RMIT đã 2 lần vượt lên dẫn trước đối thủ (dẫn 1-0 và 2-1). Lần lượt, Nguyễn Đỗ Minh Hiếu và Sengduangmisay Salavut (người Lào) lập công cho đội Trường ĐH RMIT. Ở phía ngược lại, Lê Vũ Bảo (phút 40+2) và Võ Nguyễn Kiếm Anh (phút 80+5) là những cái tên đã ghi bàn giúp đội Trường ĐH Gia Định giành lại 1 điểm quý giá.Việc không duy trì được sự tập trung trong những phút bù giờ khiến cho "đội bóng nhà giàu" đánh rơi 3 điểm đầy tiếc nuối. "Thật sự rất đáng tiếc khi đội không thể giành 3 điểm ở trận ra quân. Hai tình huống mà chúng tôi nhận bàn thua đều giống nhau, khi thời gian bù giờ chỉ còn đúng 1 phút là bị gỡ hòa. Chúng tôi sẽ cải thiện điều này. Tuy nhiên, các cầu thủ của đội Trường ĐH RMIT đã thi đấu với 200% sức lực, đúng với kỳ vọng của tôi", HLV trưởng Võ Trung Kiên bày tỏ.Theo HLV Trung Kiên, đội Trường ĐH RMIT cần phải cải thiện thêm nhiều về thể lực. Bởi 2 bàn thua ở những phút bù giờ đến từ việc các cầu thủ đã thấm mệt, chuột rút... nên không thể duy trì sự tập trung và theo kèm được đối phương. Nếu khắc phục được hạn chế về mặt thể lực, đội Trường ĐH RMIT hứa hẹn sẽ trở nên khó chịu hơn.Nổi bật trong đội hình của Trường ĐH RMIT là "ngoại binh" Lào Sengduangmisay Salavut, người đã ghi bàn ngay trong trận đấu đầu tiên. Về cầu thủ người Lào, HLV Trung Kiên nhận định: "Cầu thủ sinh viên người Lào chính là một trong những cá nhân tốt nhất của đội Trường ĐH RMIT. Cậu ấy là nhân tố chủ chốt trong lối chơi của chúng tôi, bên cạnh cầu thủ đeo băng đội trưởng. Hai bạn này là hạt nhân mà tôi tin tưởng, có thể giúp đội Trường ĐH RMIT kiểm soát trận đấu cũng như giải quyết khâu ghi bàn"."Đây là lần đầu tiên tôi dẫn dắt đội Trường ĐH RMIT tham dự giải bóng đá sân 11. Nên khi các cầu thủ đặt vấn đề, tôi chỉ dám nói là chúng ta sẽ dự giải với tâm thế là đội bóng yếu nhất bảng. Điều này sẽ tạo ra tâm lý thoải mái nhất cho các cầu thủ. Nhưng khi nhập cuộc, chúng tôi đều thi đấu với 200% sức lực. Nếu thể hiện tốt thì sẽ có kết quả tốt.Đội Trường ĐH RMIT còn 2 trận nữa ở nhóm 3, gặp đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (vào ngày 4.1) và đội Trường ĐH Văn Lang (vào ngày 9.1) đều rất mạnh. Chúng tôi vẫn giữ tinh thần như vậy, vẫn chơi với 200% sức lực. Trong bóng đá không nói trước được điều gì, biết đâu sẽ có bất ngờ", HLV Trung Kiên nói thêm.
Họa sĩ Cuba biến lá thuốc lá thành tác phẩm nghệ thuật
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngủ cùng giường đắp chung chăn thực sự có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn nhiều hơn 30%, theo trang tin Yahoo News.
Đài NBC News đưa tin tay súng đã bắt giữ một số nhân viên bệnh viện làm con tin và khiến ít nhất 5 người bị thương trước khi bị bắn chết. Trong cuộc đọ súng, sĩ quan cảnh sát Andrew Duarte, thuộc cơ quan cảnh sát quận West York (Pennsylvania), đã thiệt mạng tại hiện trường.Danh tính tay súng được xác định là Diogenes Archangel-Ortiz, 49 tuổi. Hiện chưa rõ động cơ vụ tấn công nhằm vào bệnh viện UPMC.Cơ quan chức năng nhận thông tin về vụ việc vào khoảng 11 giờ ngày 22.2 (giờ địa phương). Phát biểu trong họp báo vào chiều cùng ngày, biện lý quận York Tim Barker nói rằng Archangel-Ortiz vào bệnh viện mang theo một chiếc túi đựng một khẩu súng ngắn, dây trói và hướng về phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).“Tay súng đã bắt một số nhân viên bệnh viện làm con tin. Nghi phạm đã nổ súng và bắn trúng 3 nhân viên bệnh viện, gồm nhân viên chăm sóc tích cực, y tá và bảo vệ”, ông Barker thông tin. Tay súng còn khiến 2 cảnh sát khác bị thương. Archangel-Ortiz bị cảnh sát bắn chết khi đang bước đến hành lang tại bệnh viện trong khi vẫn chĩa súng vào con tin.Thống đốc Pennsylvania Josh Shapiro nói vụ tấn công trên “là hành động hèn nhát”, đồng thời gửi lời chia buồn gia đình cảnh sát Duarte. "Ông Duarte đáng được khen ngợi vì cuộc đời phục vụ, dù đã bị cắt ngắn quá nhiều. Chúng tôi vô cùng biết ơn ông ấy", ông Shapiro nói.Ông Tim Baker cho biết tay súng được cho là đã lên kế hoạch nhằm vào phòng chăm sóc tích cực. Hồi tuần trước, người này đã liên lạc với ICU để trao đổi vấn đề y tế của một cá nhân khác.
Nắng nóng, cây trồng khắp nơi 'khát nước'
Có lẽ cả cuộc đời của bà Trần Thị Thu Hương (49 tuổi, ngụ TP.HCM) sẽ không bao giờ thôi nhớ về đứa con gái bà đứt ruột cho đi gần 3 thập kỷ trước để vợ chồng Pháp nhận nuôi.Một ngày đầu năm 2025, bà Hương và chồng từ khu nhà ở tập thể gần chợ Gò Vấp đi xe máy đến một quán cà phê gần đó để gặp anh Đỗ Hồng Phúc - kiến trúc sư nổi tiếng trong việc hỗ trợ các trường hợp người nước ngoài tìm lại thân nhân ở Việt Nam hoàn toàn miễn phí.Nhiều năm nay, bà Hương và anh Phúc là những người bạn đặc biệt của nhau, khi người phụ nữ thường hỗ trợ anh chàng kiến trúc sư tốt bụng trong hành trình tìm lại thân nhân cho những trường hợp người gốc Việt được nhận nuôi.Thế nhưng không phải ai cũng biết 28 năm về trước, bà cũng từng là một người mẹ đứt ruột cho con để người Pháp nuôi để rồi không ngày nào thôi dày xé tâm can vì quyết định đó. Hẳn vì nỗi niềm trên mà người phụ nữ quyết định tham gia vào các hoạt động nhân đạo, góp phần làm nên những cuộc đoàn tụ xuyên biên giới diệu kỳ. Người mẹ vẫn nhớ như in ngày 11.8.1997, trong một lần gặp tai nạn, người mẹ sinh non vào tháng thứ 8 của thai kỳ tại một bệnh viện ở TP.HCM. Bé gái sinh ra nặng 1,8 kg, phải ở lồng kính để được chăm sóc đặc biệt.Thế nhưng hành trình mang thai và sinh con với người phụ nữ TP.HCM ngày đó không hề dễ dàng. Ở tuổi 21, bà Hương có quen với một người con trai là bạn của anh họ rồi sau đó mang thai. "Nhưng gia đình người đó không thừa nhận đứa bé, cũng cắt đứt liên lạc với tôi. Lúc đó, tôi sốc và đau khổ lắm, nhiều lúc nghĩ tới ý định hay là 2 mẹ con cùng chết, kết thúc cuộc đời. Tôi cảm thấy ê chề, xấu hổ với gia đình, hàng xóm, người thân không dám ra ngoài gặp ai!", bà Hương chảy nước mắt, nhớ lại câu chuyện năm xưa.Trải qua quá trình đấu tranh nội tâm mạnh mẽ, bà quyết định sinh con. Bé gái được mẹ đặt tên Trần Hoài Ân. Tuy nhiên vì hoàn cảnh khó có thể diễn tả hết qua một vài lời nói, bà quyết định cho con mình để người Pháp nhận nuôi, mong con được sống một cuộc đời tốt hơn. Ngày đó, bà đau khổ tột cùng, ngỡ tưởng không thể nào sống tiếp.Biết bao nỗi niềm khó lòng chia sẻ cùng ai, bà Hương trút hết cảm xúc của mình vào những trang nhật ký năm 1997. Mỗi trang viết của tuổi 21 đều mang đầy những nỗi day dứt, sự dằn vặt về quyết định cho con."Giờ đây ngồi một mình, tôi cảm thấy nhớ về con của tôi thật nhiều. Có người mẹ nào muốn xa con đâu. Chỉ cầu mong cho con được người mẹ nuôi lo cho đầy đủ và dạy dỗ cho con nên người, thế là mình đã mãn nguyện lắm rồi!", người mẹ viết vào quyển nhật ký những dòng từ tận tâm can.Những trang viết cứ vậy dày thêm, dày theo nỗi niềm đau đáu khôn nguôi của người mẹ trẻ ngày đó. Mỗi dòng nhật ký viết ra, bà Hương không nhớ đã khóc bao nhiêu lần, bao nhiêu giọt nước mắt đã thấm làm nhòe vài nét mực.Cứ như vậy, bà giữ gìn quyển nhật ký đó cẩn thận suốt hàng thập kỷ, để mãi nhắc nhớ về cô con gái mà bà luôn muốn gặp, dẫu rằng chỉ là ở trong mơ. Người mẹ mong và tin một ngày nào đó, con có thể đọc được những dòng viết này."Chưa ngày nào tôi không nghĩ về con, cả trong mơ. Tôi luôn tưởng tượng sẽ gặp được và nói chuyện cùng con gái mình, dù chỉ một lần trong đời. Tôi chỉ cần biết con bình an và hạnh phúc là tôi đã mãn nguyện", bà Hương quệt nước mắt lăn dài trên gò má.Năm nay, Hoài Ân cũng đã 28 tuổi. Bà tin rằng con đang sống một cuộc đời hạnh phúc và bình an, là một cô gái xinh đẹp. "Liệu rằng con có từng nghĩ về mẹ không?", bà tự hỏi.Suốt nhiều năm qua, bà Hương thường xuyên hỗ trợ cho các trường hợp người nước ngoài, đặc biệt là người Pháp tìm thân nhân ở Việt Nam. Thông qua các thông tin trong hồ sơ, bà cùng chồng dành thời gian đi khắp nơi ở TP.HCM cũng như nhiều tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Bình Thuận… giúp đỡ.Thông qua các "đầu mối" tìm người thân uy tín trong cộng đồng người nước ngoài tìm lại thân nhân Việt Nam như anh Đỗ Hồng Phúc, ông Huỳnh Tấn Sinh, nhiều năm qua bà đã góp phần làm nên nhiều cuộc đoàn tụ diệu kỳ.Chứng kiến những gia đình đoàn tụ xuyên biên giới, với sự góp sức của mình, người phụ nữ vừa vui, vừa hạnh phúc thay cho họ. Là người chịu nỗi đau chia cắt máu mủ ruột rà, bà hiểu được niềm vui vỡ òa của ngày đoàn tụ."Đâu đó, mình cũng có chút chạnh lòng. Nhưng việc giúp đỡ người khác cũng là cách để tôi có thể tìm lại con mình. Biết đâu trong một hồ sơ nào đó mà tôi hỗ trợ, lại chính là con gái mình thì sao", người mẹ chia sẻ.Hoài Ân ơi! Mẹ chỉ mong gặp con một lần trong đời, chỉ để biết con khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc là mẹ đã an lòng. Mẹ sẽ không làm xáo trộn cuộc sống của con. Mẹ hy vọng một ngày nào đó con sẽ tìm về…Ông Huỳnh Tấn Sinh, một người nổi tiếng trong việc hỗ trợ tìm người thân cho người nước ngoài hiện đang sống và làm việc ở Pháp cho biết bà Hương là một người rất nhiệt tình. Vì bà ở Việt Nam, nên nhiều lần đã giúp ông Sinh tìm kiếm địa chỉ thông qua các hồ sơ cho nhận con nuôi ở nước ngoài."Hương đã giúp tôi tìm thấy gia đình của mấy bạn ở nước ngoài, đặc biệt là Pháp cũng giống như con cô ấy đã đi cho làm con nuôi. Thật là tội nghiệp! Mong Hương sẽ có thể tìm thấy phép màu của đời mình!", ông Sinh bày tỏ.Ông Trần Phước Tánh (54 tuổi) là chồng của bà Hương cho biết vợ chồng ông quen biết nhau từ những năm 1995. Khi đó, ông vào quán cháo của mẹ bà Hương ở Phú Nhuận ăn rồi cảm mến luôn cô con gái của bà chủ. Thế nhưng thời điểm này, bà Hương chỉ xem ông là bạn."Ngày cô ấy mang thai, tôi đã đề nghị sẽ cưới Hương, nhận làm cha của đứa bé. Nhưng Hương nhất quyết từ chối vì không muốn lừa dối gia đình tôi. Tôi đã đồng hành cùng cô ấy vượt qua những ngày khó khăn nhất", ông Tánh bày tỏ.Sau khi bà Hương cho con, ông Tánh cũng thường xuyên tới lui an ủi, động viên tinh thần. Chính sự "mưa dầm thấm lâu", nhiệt tình của người đàn ông tốt bụng đã khiến cho bà Hương cảm động.Người phụ nữ từng viết trong nhật ký năm xưa, rằng: "Tôi không muốn quen bất cứ một người nào hết tại vì bây giờ tôi chán nản tất cả, không còn mong muốn gì nữa". Nay, chính sự chân thành của ông Tánh đã khiến bà mở lòng. Năm 2002, họ có một đám cưới đầy hạnh phúc, chính thức nên duyên vợ chồng sau 8 năm quen biết.Sau hơn 23 năm nên nghĩa vợ chồng, họ có 2 người con gái, năm nay cũng đã 21 và 16 tuổi. Con gái đầu với ông Tánh đã dần chữa lành tâm hồn và trái tim của người mẹ nhiều năm rỉ máu vì nhớ con gái Hoài Ân.Giờ đây, ông Tánh làm công nhân vệ sinh môi trường, bà Hương cũng làm vệ sinh cho một công ty ở Gò Vấp và có cuộc sống gia đình trọn vẹn. Người chồng vẫn luôn ủng hộ vợ tìm lại con gái mình."Tôi mong một ngày nào đó vợ tôi sẽ tìm được con, để thỏa lòng mong nhớ. 2 đứa con tôi cũng mong mẹ sẽ tìm được chị. Có một điều, gia đình tôi vẫn chưa biết về chuyện này sau bao nhiêu năm", chồng bà Hương chia sẻ.ThS.KTS Đỗ Hồng Phúc (ngụ TP.HCM) cũng cho biết bản thân vô cùng xúc động trước câu chuyện của bà Hương. Với anh, bà Hương là một người nhiệt tình, giúp đỡ anh trong hành trình hỗ trợ tìm thân nhân. Anh chàng mong rằng người phụ nữ sẽ tìm thấy phép màu. Các trường hợp người nước ngoài mong tìm lại thân nhân ở Việt Nam có thể liên hệ anh Phúc qua số điện thoại: 0979.283.523.